Kinh doanh Homestay đang được nhiều người lựa chọn để làm công việc kinh doanh chính vì nhu cầu du lịch sau đại dịch là rất lớn nhưng làm thế nào để kinh doanh homestay hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những chia sẻ về mô hình kinh doanh đang hot hiện nay.

A. 4 Điều cần phải hiểu rõ để kinh doanh homestay hiệu quả:

1. Kinh nghiệm và hiểu biết về Homestay:

 Yếu tố “kinh nghiệm” rất quan trọng với tất cả những mô hình kinh doanh nào, và nó sẽ giúp ích cho bạn đạt được thành công nhanh hơn, hoặc chí ít cũng hạn chế nhiều rủi ro hơn. Nếu bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Và sẽ có rất nhiều khoản “mất tiền ngu” mà sau này bạn mới nhận ra. Bạn sẽ biết thứ gì nên mua và không nên mua, trong tình huống khách có sự cố nên xử lý như thế nào, phòng này bán giá bao nhiêu là phù hợp và bán trên kênh nào sẽ nhiều khách,…. Kinh nghiệm thì không phải ai cũng có, và nếu bạn đã có kinh nghiệm trong ngành này rồi thì đó là thế mạnh của bạn hơn những người mới vào nghề.

   Dĩ nhiên khi bắt đầu làm 1 thứ mới thì không ai là có kinh nghiệm hết, phải lăn vào làm thì mới có kinh nghiệm. Liên tục tìm tòi, học hỏi những người đi trước thay vì bắt tay vào làm luôn, đến đâu tính đến đấy. Bổ sung những thứ mình đang thiếu. Khi đó mới bắt tay vào làm cũng chưa muộn! Đánh trận thì phải trang bị đầy đủ vũ khí, áo giáp, chiến lược phải không các bạn? Hoặc các bạn có thể tìm 1 partner kinh nghiệm để chia sẻ công việc, giúp công việc dễ dàng hơn.

2. Kinh Phí:

Sau khi các bạn tìm hiểu kĩ về mô hình Homestay rồi thì điều kiện tiên quyết tiếp theo đó là kinh phí để bắt đầu đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh của chúng ta. Mình sẽ liệt kê bên dưới một số những danh mục kinh phí quan trọng và thiết yếu để các bạn tham khảo qua.

  • Tiền đặt cọc và thuê nhà.
  • Tiền lên thiết kế căn nhà.
  • Tiền cải tạo và mua sắm các trang thiết bị.
  • Tiền đăng ký các loại giấy phép liên quan.
  • Tiền duy trì, marketing.
  • Tiền bảo dưỡng công trình.

Trong tình hình thị trường ổn định và kinh doanh có lãi, bạn sẽ lấy dòng tiền thu về hàng tháng để duy trì hoạt động kinh doanh và trích ra gối đầu để đóng tiền nhà cho kỳ kế tiếp. Nhưng nếu khi doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng do một vài yếu tố khách quan như dịch bênh… có nguy cơ không có doanh thu đầu vào trong những tháng tiếp theo, mà kỳ đóng tiền lại gần đến thì sẽ là vấn đề lớn đối với bạn. Bạn sẽ đứng giữa 2 lựa chọn, 1 là dừng kinh doanh, chỉ mất tiền cọc mà không phải lấy từ nguồn khác hoặc đi vay tiền để bù đắp vào phần đó. Hoặc bạn quyết định làm tiếp và sử dụng một nguồn tiền khác bơm tiếp vào để duy trì nó.

Vậy thì rõ ràng là nếu bạn vẫn muốn tiếp tục, thì bạn sẽ phải có nhiều hơn số tiền bạn dự tính ban đầu. Vì vậy bạn phải có 1 nguồn tài chính đủ lớn để khi rủi ro đến không ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh doanh.

3. Homestay của bạn phải độc đáo:

Mỗi ngành kinh doanh cần có những lợi thế riêng và mỗi người lại có lợi thế của riêng mình. Có những nghề sinh ra để dành cho bạn và đương nhiên, có những nghề thì ngược lại. Đối với ngành này thì có thể đó là: bạn là một người rất tinh tế, giao tiếp giỏi. Bạn rất giỏi trong việc làm hài lòng khách hàng, việc này sẽ giúp cho khách bạn thích bạn và cho bạn nhiều review 5 sao. Hoặc bạn có mắt thẩm mỹ rất tốt nên décor của nhà bạn rất đẹp, hoặc bạn có nguồn khách riêng dồi dào hằng năm vào mùa du lịch cũng là một lợi thế không hề nhỏ.

3 yếu tố để bán được nhiều phòng là: “NGON + BỔ + RẺ”. 1 ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao và phù hợp thị hiếu của nhiều người sẽ thu hút khách hơn rất nhiều. Hơn nữa nếu bạn có thẩm mỹ tốt thì bạn có thể tự décor và lên ý tưởng cho ngôi nhà của mình, tiết kiệm được chi phí thuê thiết kế, có những nhà tiền thiết kế còn mấy chục triệu đến vài trăm đó nhé. Hoặc những căn mà mình làm mình đều tự decor và tự tìm chỗ mua nên tiết kiệm được 1 khoản.

4. Chất lượng dịch vụ:

 Là người làm dịch vụ nên bạn cần có tư duy và thái độ của 1 người làm dịch vụ. “Khách hàng là thượng đế”. Nghề dịch vụ là nghề “làm dâu trăm họ” nên khi xác định bước chân vào ngành này bạn nên cần xác định tinh thần trước là sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra. Không phải khách nào cũng thân thiện và sạch sẽ, lịch sự. Người làm dịch vụ tốt là người lường trước được các tình huống để đưa ra giải pháp và biết cách xử lý hợp lý mà 2 bên vẫn vui vẻ.

Mình đã gặp rất nhiều chủ đầu tư rất giàu nhưng họ không tư duy dịch vụ, vì vậy khi vận hành gặp rất nhiều khó khăn trong việc quan tâm đến cảm nhận của khách hàng và vì thế điểm review rất thấp. Điều mình hay làm là mình tự đặt vị trí của mình vào khách hàng để suy nghĩ cách giải quyết: “Nếu mình hành động như vậy thì khách hàng sẽ cảm thấy như thế nào?”.

B. Mẹo kinh doanh Homestay thông minh:

 Trường hợp nếu dịch vụ cho thuê homestay của bạn có chi phí đầu tư hợp lý, giá bán phù hợp và Kênh bán phòng tốt rồi, doanh thu homestay cao. Tuy nhiên nếu như bạn không có kinh nghiệm vận hành homestay, không biết cách kiểm soát chi phí thì mặc dù doanh thu cao nhưng chi phí cao thì bạn vẫn sẽ bị lỗ hoặc lãi rất ít.

 Đối với vận hành homestay các bạn nên tìm hiểu và hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Hoặc có thể xin làm thêm ở các homestay, căn hộ. Hoặc là bắt đầu làm co-host trước khi tự bỏ tiền ra đầu tư.

Như vậy các bạn có thể thấy, các bạn cần phải có kiến thức và kiểm soát tất cả nhưng yếu tố trên thật tốt để đạt được” Chi phí đầu tư hợp lý Giá bán phù hợp và Kênh bán phòng tốt Cách vận hành thông minh” hay nói cách khác “Thời gian Thu Hồi Vốn hợp lý – Tăng Doanh Thu – Kiểm Soát Chi phí” thì các bạn kinh doanh sẽ thành công.

 Trên đây là toàn bộ những kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh homestay thành công . Chúc các bạn có 1 homestay đông khách và quan trọng là có lời. Mà tiến xa hơn nữa là làm giàu từ homestay nhé.