Hiện nay, căn bệnh thoái hóa khớp đang rất phổ biến. Đây là dạng viêm khớp ở đầu gối mà không chỉ người lớn tuổi mà bắt gặp ở cả những người trẻ. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị vấn đề sức khỏe này này. Vậy mời các bạn tìm hiểu thêm cùng chúng tôi qua bài viết này nhé!

1. Giảm cân, duy trì cân nặng

Đối với những người thừa cân hoặc thậm chí là béo phì, việc giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa.

Ngoài ra, duy trì cân nặng ổn định còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan có thể phát sinh như tăng huyết áp, đái tháo đường …

2. Thể dục nâng cao sức khoẻ

Biện pháp hữu hiệu nhất giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh là tập thể dục thể thao. Ở những người bị thoái hóa khớp gối, phương pháp này có thể gây ít nhiều khó khăn vào thời gian đầu. Tuy nhiên, thực hiện đều đặn sẽ giúp cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối.

Ngoài ra, các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và tư thế cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đặc biệt là người cao tuổi. Bạn có thể bắt đầu cho quá trình luyện tập của mình bằng các bài yoga.

Các bài tập, hoạt động rèn luyện phù hợp tốt cho khớp gối với cường độ vận động thấp có thể kể đến như sau: Đạp xe; Đi bộ; Bơi lội; Một số bài tập yoga, co duỗi cơ…

3. Các phương pháp từ chuyên gia, bác sĩ

* Chườm lạnh – chườm nóng

Việc chườm lạnh và chườm nóng có khả năng làm dịu cơn đau khớp gối do thoái hoá và không kéo theo tác dụng phụ gì.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chườm lạnh trước tiên đối với khớp bị sưng đau. Sau khi đầu gối giảm sưng, người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng để thuyên giảm tình trạng cứng khớp tại đây.

* Massage xoa bóp vùng đau

Co thắt cơ xung quanh là tình trạng xảy ra ở những bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp massage, xoa bóp để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực này.

Tuy vậy, hiệu quả massage trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối chỉ mang tính tạm thời.

* Cải thiện giấc ngủ

Các cơn đau dai dẳng, khó chịu ở đầu gối có thể ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ. Cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết, vì giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bệnh nhân có nhiều lợi thế hơn trong quá trình điều trị, kiểm soát tốt căn bệnh thoái hóa khớp gối.
Một số gợi ý dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, bao gồm:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ vào giờ cố định mỗi buổi tối.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh (màn hình tivi, máy tính, điện thoại…) trước giờ lên giường.
  • Kê thêm gối dưới chân để giảm bớt áp lực tác động lên khớp gối gây đau.
  • Chườm nóng lên đầu gối trước khi đi ngủ.

Nếu thường xuyên mất ngủ vì đau, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.

* Hỗ trợ bằng cách châm cứu

Liệu pháp châm cứu sử dụng kim hoặc que nhọn tiệt trùng kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị các trường hợp thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.

4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mặc dù dinh dưỡng không thể đảo ngược quá trình thoái hóa, nhưng với các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, vitamin C, beta-carotene… có thể đem lại những lợi ích như:

  • Kiểm soát tốt cân nặng
  • Hỗ trợ sụn chắc khỏe, linh hoạt
  • Thuyên giảm tình trạng viêm

5. Sử dụng thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau không kê toa: paracetamol (acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen…
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Hiện nay, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 thường được chỉ định với tác dụng giảm đau, kháng viêm tương tự thuốc NSAIDs truyền thống nhưng ít ảnh hưởng lên dạ dày và thận hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da bên cạnh đường uống. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này được cho là ít đem lại tác dụng phụ hơn, ví dụ như đau dạ dày, so với thuốc dạng uống.

6. Tiêm vào khớp gối

  • Tiêm axit hyaluronic: cung cấp dịch giúp bôi trơn khớp gối, nhờ đó xoa dịu cơn đau và hỗ trợ khớp hoạt động.
  • Tiêm tế bào gốc vào khớp gối: chủ yếu sử dụng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ (adipose) để kích thích mô mới phát triển thay thế cho các mô khớp đã bị tổn thương.

7. Can thiệp bằng phẫu thuật

Nếu tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn như trên, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết.

* Phẫu thuật nội soi khớp gối

Nội soi khớp gối là kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, có thể xem là bước tiến đột phá trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.

Khác với phương pháp phẫu thuật mở truyền thống, khi thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối, bác sĩ chỉ cần “mở đường” bằng một vết rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương và tiến hành chữa trị với những hình ảnh bên trong khớp được cung cấp rõ ràng bằng các thiết bị chuyên dụng.

* Phẫu thuật thay khớp gối

Mục đích của loại phẫu thuật này là loại bỏ những phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa, đồng thời tái tạo bề mặt khớp gối với khớp nhân tạo làm từ kim loại và một số vật liệu sinh học có chức năng tương tự khớp khỏe mạnh. Việc thay thế khớp này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể.